Trong thời kì xã hội ngày nay, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trí tuệ nhân tạo đang đe dọa tới nhân lực của nhiều ngành nghề, chủ yếu là những công việc không cần nhiều đến bằng cấp mà thường dựa trên các quy trình chuẩn, ví dụ như công việc văn phòng. Tuy vậy, cuộc cách mạng này cũng hứa hẹn đem lại nhiều ngành nghề mới trong tương lai. Vậy đó là những công việc nào ? Sau đây NMC xin đưa ra một vài ngành nghề tiêu biểu giúp bạn có định hướng tốt hơn.
1.Ngành truyền thông
Ngành truyền thông tuy đã có từ lâu đời nhưng vẫn giữ vững vị thế của nó, thậm chí còn phát triển rực rỡ hơn trong thời đại 4.0. Ngành Truyền thông rất đa dạng, gồm nhiều ngành nhỏ khác nhau như: ngành Truyền thông báo chí ( Journalism), ngành Truyền thông thực hành ( Communication practice), Digital Media, ngành Ngiên cứu truyền thông (Communication studies),…
Ngành truyền thông Media
Với sự phổ biến của Internet, lĩnh vực thông tin truyền thông đã và đang bước lên một tầm cao mới. Chỉ với một chiếc điện thoại kết nối internet người dùng có thể tra cập nhật rất nhiều thông tin đang diễn ra trên khắp thế giới. Vì thế, việc phát triển bộ phận truyền thông trở thành nhu cầu của nhiều công ty, tổ chức và cả các cơ quan Nhà nước. Kéo theo đó sẽ là nhu cầu nhân lực tăng cao, đặc biệt là nhân lực tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông - ngành học nghiên cứu quá trình sản xuất truyền thông thông qua các công nghệ hiện đại (sản xuất phim điện ảnh, chương trình phát thanh, truyền hình, phim quảng cáo, multimedia và các thể loại sản phẩm truyền thông hiện đại khác), quá trình kinh doanh truyền thông nghe nhìn (kinh doanh và marketing phim ảnh, chương trình, bản quyền nội dung nghe nhìn, thời lượng quảng cáo,…).
2. Ngành markerting
Có khá nhiều người lầm tưởng Marketing và Truyền thông là một. Tuy nhiên, Marketing được hiểu là “quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”, còn Truyền thông lại là quá trình chia sẻ thông tin. Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh, với mục đích hướng tới doanh thu và lợi nhuận, mở rộng thị trường phát triển và mang đến hình tượng thương hiệu vững chắc cho doanh nghiệp.
Với hàng loạt các thương hiệu lớn được phát triển gần đây là nhờ công sức không nhỏ của bộ phận ngành marketing, ngành này đang ngày càng phát triển. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, marketing gần như là một xu hướng khó có thể loại bỏ khỏi thị trường hiện đại. Lĩnh vực việc làm đa dạng,mức lương cao và nhu cầu của xã hội ngày càng tăng, ngành này đang dần thu hút rất nhiều bạn trẻ.
3.Ngành công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là 1 trong 5 ngành thuộc khối ngành công nghệ chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
Công nghệ thực phẩm là ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015-2025, ngành công nghiệp này đang dần định hình vị thế của mình trong đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam.Với dân số khoảng 90 triệu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%/năm, nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam đối với thực phẩm chế biến ngày càng lớn và phong phú, đặc biệt là nhu cầu về các sản phẩm sạch được chế biến an toàn và tinh tế. Ngoài những ngành kinh tế kỹ thuật chính (rượu - bia - nước giải khát; chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật; chế biến bột và tinh bột..),. lĩnh vực thực phẩm của nước ta đang ngày càng mở rộng để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu.
4. Ngành dinh dưỡng học
Ngành dinh dưỡng là thu thập, theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh tại bệnh viện và tại cộng đồng và lập kế hoạch can thiệp phù hợp. Là truyền thông, giáo dục dinh dưỡng, hướng dẫn cộng đồng lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ ăn phù hợp, an toàn để phòng ngừa bệnh tật. Là xây dựng quy trình chăm sóc dinh dưỡng và tư vấn dinh dưỡng cho người bệnh tại bệnh viện. Tham gia tổ chức, thực hiện và giám sát hoạt động dinh dưỡng, tiết chế tại bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể. Giám sát quy trình bảo quản, chế biến, lưu mẫu, vận chuyển và phân phối thực phẩm/ khẩu phần dinh dưỡng tại các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo an toàn.
Xã hội ngày càng phát triển cũng chính là lúc mọi người càng chú ý hơn tới vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của mình. Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện tại của ngành này còn khá ít trong khi nhu cầu xã hội lại ngày càng tăng cao.
Đối với ngành Dinh dưỡng, các bạn có thể tham khảo những trường đào tạo ngành này uy tín như: Đại học Đông Á, Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Tế Công Cộng,…
5. Công nghệ thông tin
Một trong số ngành nghề lên ngôi nhất phải nhắc tới đó chính là công nghệ thông tin. Nhiều chuyên gia cho rằng, công nghệ thông tin được đánh giá là một trong những nghề có khả năng “miễn dịch” với khủng hoảng kinh tế hiện nay. Chỉ cần máy tính là tâm điểm của đời sống công việc và sinh hoạt của mọi người thì những người làm nghề này không bao giờ lo thất nghiệp.
Hiểu một cách đơn giản, Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology). Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, nhu cầu nhân lực ngành này mỗi năm tăng 13%. Mặt khác, một “ưu ái” của thị trường lao động đối với ngành này là: thực tế các cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây đã chứng minh, nhân lực ngành Công nghệ thông tin là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng nhất.
6.Quản trị du lịch, khách sạn
Quản trị du lịch – khách sạn được xem là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng trong xu hướng toàn cầu hóa. Đây là ngành nghề đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành liên quan đến du lịch; chịu trách nhiệm phân công, đôn đốc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh trong lĩnh vực du lịch; Quản lý và tổ chức các hoạt động của khách sạn một cách hiệu quả và hợp lý: lên kế hoạch làm việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch; lập các báo cáo kết quả tài chính, lập ra quy tắc trong việc quản lý nhân sự, quản lý tỷ lệ phòng bán ra và phòng còn trống, quản lý việc chế biến thực phẩm,…
Sinh viên ngành quản lí du lịch, khách sạn sau khi ra trường sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm và phát triển cả trong và ngoài nước, đây hứa hẹn sẽ là một ngành nghề vô cùng phát triển trong tương lai bởi nhu cầu du lịch, khám phá, hưởng thụ của con người ngày càng tăng cao.
7.Ngành tâm lí học
Cùng với xu hướng xã hội ngày càng quan tâm đến đời sống tinh thần con người,chỉ trong vời năm tới, cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tâm lý vô cùng đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể đảm trách nhiều công việc khác nhau: giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu; chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học, trung tâm, đài phát thanh, đài truyền hình; chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện;... Đặc biệt, nếu bạn có năng khiếu diễn đạt thì mơ ước trở thành chuyên gia dạy kỹ năng mềm hay nhà diễn thuyết nổi tiếng sẽ là hiện thực trong tầm tay.
Không chỉ “rộng” đầu ra, các chuyên gia tuyển dụng còn dự đoán càng về sau các Cử nhân Tâm lý học sẽ càng yên tâm về mức lương và chế độ đãi ngộ. Hơn nữa, vô số công việc bên ngoài sẽ luôn “mỉm cười” với các chuyên gia tâm lý, đồng nghĩa với việc mang đến cho bạn cơ hội có những khoản thu nhập đáng tự hào.
Hồng Phương ( Tìm hiểu và sưu tầm)