Ô nhiễm rác thải nhựa được coi là một trong những mối đe đọa và thách thức hàng đầu đối với nhân loại. Nhựa phế thải đang tàn phá môi trường, để lại những hậu quả khủng khiếp cho hệ sinh thái và sức khỏe của loài người. Hàng loạt những cảnh báo được đưa ra mỗi ngày trên khắp thế giới cho thấy mức độ đáng báo động của vấn nạn này.

Kết quả hình ảnh cho trái đất ngập rác

Nhựa: vật liệu thần kì 

Nhân loại, với sức sáng tạo vô biên đã nắm trong tay một quyền năng nhiệm màu: biến thứ được coi là bẩn thỉu, hôi thối, nhớp nháp: dầu thô thành một loại vật liệu kì diệu: nhựa. Ra đời vào năm 1907, nhựa đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống của con người.

Nhựa được cấu tạo từ polyme, một chuỗi các nhóm phân tử lặp đi lặp lại. Trong tự nhiên, polyme tồn tại ở rất nhiều nơi, từ thành tế bào, lụa, tóc cho đến vỏ côn trùng và DNA. Tuy nhiên, nó cũng có thể được tạo ra bởi con người. Bằng cách phá vỡ chuỗi phân tử dầu thô và sắp xếp lại, chúng ta đã cho ra đời polyme tổng hợp hay chất dẻo, nhựa.

Kết quả hình ảnh cho dầu thô

Dầu thô, nguyên liệu chính của nhựa

Loại vật liệu nhân tạo này sở hữu những đặc tính phi thường. Nó nhẹ, bền và có thể đúc thành nhiều hình dạng khác nhau. Không tốn nhiều thời gian, nhựa có thể dễ dàng sản xuất hàng loạt với nguồn nguyên liệu thô có sẵn, khá dồi dào và rất rẻ. 

Do đó, kỉ nguyên vàng của nhựa bắt đầu. Bakelite được dùng để chế tạo bộ phận cơ khí. PVC được sử dụng làm ống nước, dây điện, hộp nhựa. Acrylic làm kính cường lực. Nylon dùng cho những túi đựng, tất và quần áo. Ngày nay, vì tính chất rẻ, bền, vô trùng và tiện lợi, mọi thứ đều có ít nhất một phần làm bằng nhựa từ trang phục, điện thoại cho đến máy tính, đồ nội thất, ô tô. 

Kết quả hình ảnh cho ứng dụng của nhưal

 

Kết quả hình ảnh cho ứng dụng của nhưal

Nhựa có ứng dụng rộng rãi trong đời sống

Dần dần, nhựa đã không còn là một thành tựu của cách mạng vật liệu, nó trở thành vật vô giá trị và bị vất bỏ: cốc cà phê, túi nylon, chai nước lọc, màng bọc thực phẩm,…Chúng được gọi là rác.

Rác thải nhựa: mối nguy hiểm khôn lường

Khi xả rác thải nhựa ra môi trường, mọi người từng nghĩ rằng chúng sẽ được đưa đến khu xử lý và dần biến mất. Nhưng ngày nay, phần lớn ai cũng biết: nhựa là vật liệu siêu bền và cực kỳ khó phân hủy. Infographic sau đây sẽ cho chúng ta biết các loại rác thải nhựa được hình thành từ đâu và vòng đời của chúng kéo dài bao lâu.

Bao nhựa mất đến 10-100 năm để phân hủy.

Bàn chải đánh răng thường làm từ nhựa cứng và nylon, mất trên 500 năm để phân hủy.

Túi nhựa dày nếu để nằm sâu bên dưới một bãi rác thì nó có thể tồn tại vô thời hạn.

Mỗi năm có đến 0,8 tỷ kg rác thải từ điếu thuốc lá được thải ra môi trường.

Trung bình trong suốt cuộc đời một người phụ nữ sẽ tạo ra 28.189kg chất thải từ băng vệ sinh.

Khó phân hủy nhưng đáng buồn thay, loại rác thải này lại đang được thải ra môi trường với mức độ đáng báo động, gây ra nhiều hậu quả kinh hoàng. 

Theo báo cáo của Liên hợp quốc, mỗi phút, toàn thế giới tiêu thụ 1 triệu chai nhựa, trong khi mỗi năm có đến 5.000 tỷ túi nhựa dùng một lần được sử dụng. Tổng cộng có một nửa số sản phẩm nhựa là loại chỉ để dùng một lần, từ ống hút, dây câu cá tới tã trẻ em hay túi bọc đồ. Mỗi năm, thế giới thải ra khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần tương đương với trọng lượng của toàn bộ dân số toàn cầu.

Trong 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong 20 năm tới. 

Gần 1/3 số túi nilon mà con người sử dụng không được thu gom và xử lý, và hậu quả là rác thải nhựa và nilon phát sinh không ngừng, có mặt ở khắp nơi, gây ra thảm họa mà các nhà khoa học gọi là "ô nhiễm trắng."

Theo thống kê, hơn 6.3 tỉ tấn nhựa bị bỏ đi từ năm 1907. Nó tương tự như một khối lập phương bằng nhựa với chiều dài 1.9km, và thể tích 6.9km3. Thế nhưng, chỉ 9% trong số đó được tái chế, 12% bị đốt cháy và 79% vẫn chưa được xử lí. Chất thải nhựa kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm, làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản ôxy đi qua đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng...

Ước tính, có tới khoảng 8 triệu tấn nhựa bị đổ ra đại dương mỗi năm, gây tổn thương rặng san hô, đe dọa môi trường sống và sự tồn tại của các sinh vật biển.

Kết quả hình ảnh cho đảo rác

Thái Bình Dương đang ngập ngụa trong rác

Kết quả hình ảnh cho rặng san hô rác

Rạn san hô mắc trong nhựa

Kết quả hình ảnh cho sinh vật biển vs nhựa Kết quả hình ảnh cho sinh vật biển vs nhựa

Động vật biển bị bao quanh bởi “tử thần”

Rác thải nhựa được coi là “tử thần” của các loài sinh vật biển: mỗi năm, 1,5 triệu động vật trên đại dương chết vì ngộ độc chất thải nhựa. Năm 2018, thật bi kịch khi một con cá voi chết trôi dạt vào Tây Ban Nha được tìm thấy đã ăn phải 32kg túi nhựa và một cái trống. Nếu tình trạng này tiếp diễn thì tới năm 2050, rác thải nhựa trên biển sẽ nhiều hơn cá.

Nghiêm trọng hơn, sức khỏe con người đang bị đe dọa bởi một dạng rác thải nhựa vô hình và đang xuất hiện tràn lan: các hạt vi nhựa. Hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm. Một số chúng có trong mĩ phẩm và kem đánh răng, nhưng phần lớn các hạt vi nhựa đến từ rác thải trôi nổi trên biển, liên tục tiếp xúc với tia UV nên bị vỡ ra thành mảnh nhỏ hơn và nhỏ hơn. 

Kết quả hình ảnh cho hạt vi nhựa

Các hạt vi nhựa đang tràn lan trong đại dương

51 nghìn tỉ hạt như vậy đang trôi dạt trong đại dương, nơi chúng có mặt trong chuỗi thức ăn của con người sau khi bị nuốt bởi các sinh vật biển. Chúng còn được tìm thấy trong mật ong, muối biển, bia, nước vòi và bụi quanh ta. Trong khi đó, lại có nguy hiểm tiềm tàng cho sức khỏe con người trong các hạt vi nhựa này do một số loại hóa chất được thêm vào trong quá trình sản xuất nhựa. Ví dụ: BPA làm nhựa trong suốt nhưng có thể gây rối loạn nội tiết. DEHP làm chất dẻo linh hoạt hơn nhưng có thể gây ung thư.

Quả thật, nhựa đang là một mối đe dọa lớn với loài người. Con người cần có những hành động thiết thực để cứu Trái Đất.

Nguồn ảnh: Internet

Tổng hợp: Còi