Khi nhựa đang là một mối đe dọa toàn cầu, các quốc gia đang có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, mỗi cá nhân đều có thể góp sức vào công cuộc này bằng những thay đổi nhỏ trong đời sống

Những chính sách của các quốc gia

Châu Âu là khu vực đi đầu trong nỗ lực này khi Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất cấm nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần và tái chế toàn bộ bao bì nhựa vào năm 2030.

Hiện việc sử dụng túi nhựa 1 lần ở các nước EU đã giảm 30% sau khi EC năm 2016 cấm các siêu thị cung cấp miễn phí cho khách hàng các loại túi này.  Mục tiêu của EU là tới năm 2026 số túi nhựa được sử dụng sẽ giảm xuống còn 40 túi/người/năm. Các nước EU cũng hưởng ứng nhiệt tình khi các thành phố, siêu thị, nhà hàng nói “không” với vật dụng nhựa xuất hiện ngày càng nhiều tại “lục địa già."

Europe orthographic Caucasus Urals boundary.svg

“Lục địa già” đang là quốc gia đi tiên phong chống rác thải nhựa

Tại châu Mỹ, Chile đã trở thành quốc gia Nam Mỹ đầu tiên thông qua lệnh cấm dùng túi nilon sử dụng 1 lần. Colombia đã giảm 35% mức tiêu thụ túi nilon sau khi đánh thuế đối với loại túi nilon to, trong khi thay đổi thiết kế nhằm sản xuất loại túi có thể tái sử dụng. Ngoài ra, các quốc gia khác trong khu vực cũng có động thái tương tự như Panama, Costa Rica, Ecuador, Peru…

Tại châu Á, Hàn Quốc ban hành Luật thúc đẩy tiết kiệm và tái chế tài nguyên 1994 cấm sử dụng đồ nhựa dùng một lần ở bếp ăn tập thể, Luật Quản lý môi trường biển 2009 yêu cầu xây dựng Kế hoạch Quản lý rác thải biển.

Nhật Bản đã ban hành riêng một luật về rác thải. Indonesia huy động quân đội tham gia “cuộc chiến” chống rác thải nhựa với cam kết tới năm 2025 giảm 70% lượng chất thải nhựa trên biển. Thái Lan xem xét áp thuế với túi nilon và sản xuất túi nilon có khả năng tự phân hủy hoặc loại túi nilon mỏng hơn.

Kết quả hình ảnh cho các loại túi ni lông

Túi nilon đang bị đánh thuế và thậm chí cấm trên toàn đất nước tại 55 quốc gia

Tại Việt Nam, các nỗ lực nhằm giảm chất thải nhựa cũng đang được xúc tiến ngày càng tích cực.

Tại châu Phi, hàng loạt quốc gia, từ Botswana, Ethiopia, Kenya tới Nam Phi, Uganda... đưa ra những biện pháp như quy định độ dày của túi nhựa.

Những hành động thiết thực của cả xã hội

Không chỉ chính phủ các nước cần hành động, mỗi cá nhân đều có thể góp phần trong chiến chống ô nhiễm rác thải nhựa bằng những hành động thiết thực như:

 1. Luôn mang theo túi hoặc làn có thể tái sử dụng

Mỗi lần đi chợ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa, chúng ta có thể mang về hàng chục túi nylon vì tiện lợi và thường được cho miễn phí. Tuy nhiên, toàn bộ sẽ thải ra môi trường và trở thành rác vì không thể tái sử dụng. Hơn nữa, loại túi này mất khoảng 500 năm để phân hủy nên có tác hại kinh khủng với môi trường.

 http://congnghiepmoitruong.vn/upload/moitruong/thang3nam2019/203201915116image008.jpg

 Post-Easter Cleanse: 6 surprising foods that aid digestion

 

Trong khi đó, một số loại túi có thể tái sử dụng, ít tạo ra rác thải hơn. Luôn mang theo túi vải hay làn tre cói  để đựng đồ thay vì sử dụng túi nylon sẵn có tại các cửa hàng sẽ góp phần bảo vệ môi trường.

 

2. Hạn chế các loại hộp nhựa

Các loại hộp thủy tinh, kim loại có thể được sử dụng thay thế hộp nhựa để đựng các loại hạt, gia vị, thức ăn và kể cả xà phòng, sữa tắm, bột giặt, nước rửa chén. Tuy nhiên, không nên vội vứt hết các loại hộp nhựa đang sử dụng. Bạn có thể tiếp tục sử dụng nếu còn tốt và chỉ thay thế dần khi không còn sử dụng được nữa để tránh lãng phí.

http://cdn.theeverygirl.com/wp-content/uploads/2019/03/the-everygirl-live-cleaner-4.jpg

3. Mang theo 'bộ dụng cụ'

Đũa, thìa từ gỗ, ống hút, khay đựng thức ăn không làm từ nhựa và một bình đựng nước thủy tinh sẽ giúp loại bỏ các đồ vật làm từ nhựa sử dụng một lần trong cuộc sống của bạn.

With a beautiful & natural stain of solid wood, these stylish little contraptions are cute, reusable, and utterly eco-friendly. These little wooden kits are a fine idea for anybody who regularly packs themselves a meal before leaving the house.

“Các nhà hàng, quán nước trên toàn thế giới đang dần quen với việc khách hàng mang theo bộ dụng cụ của mình”, Jay Sinha – người sáng lập cửa hàng trực tuyến mang tên Life Without Plastic – cho biết.

5 hành động nho nhỏ nhưng lại góp sức to lớn vào tương lai không rác nhựa mà bạn có thể dễ dàng thực hiện - Ảnh 5.

4. Mua với số lượng lớn

Nếu mua những loại thực phẩm được đóng gói sẵn, bạn không nên mua lẻ tẻ mà nên cân nhắc mua với số lượng lớn để hạn chế các loại bao bì. Bạn cũng có thể mang theo hộp thủy tinh để đựng các loại thực phẩm tại chợ. Tuy nhiên, cần cân nhắc về số lượng trước khi mua để tránh quá tải và lãng phí.

5. Mua đồ cũ

Nhiều thiết bị, đồ gia dụng phổ biến hiện nay đều được làm chủ yếu từ nhựa. Trước khi có một chiếc máy giặt, máy hút bụi làm hoàn toàn từ kim loại, hay bất kỳ một vật liệu nào khác mà không phải nhựa, Beth Terry, tác giả của blog My Life – Free Life đề xuất nên mua đồ cũ để sử dụng.

Đây vừa là một cách tiết kiệm tiền, hạn chế việc sản xuất, sử dụng nhựa mới vừa tránh được các khâu bao bì, đóng gói có thể tạo thêm rác thải.

6. Tái sử dụng và tái chế nhựa

Chai nhựa trong, lọ đựng dầu gội đầu, hộp sữa chua, đồ chơi và hộp đựng thực phẩm có khả năng tái chế cao, có thể được dùng làm chậu hoa, đồ chơi,...

50 Ways to Reuse Plastic Bottles to Cute Planters Ideas 21

 

7. Mặc quần áo làm từ chất liệu thiên nhiên hoặc mua hàng secondhand

Theo ông Siha, sợi tổng hợp là yếu tố chính gây ra ô nhiễm vi nhựa (micro plastic), loại ô nhiễm được cảnh báo gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường sống, đặc biệt là các đại dương và sức khỏe con người. Chọn quần áo làm từ các loại vải có thành phần tự nhiên như cotton, len, gai và lụa sẽ góp phần hạn chế tình trạng này. 

Retro plaid pocket Elastic waist pocket loose A-Line skirt mori girl 2018 spring #skirtoutfits

8. Tự làm các sản phẩm vệ sinh

Khi hầu hết sản phẩm vệ sinh được đóng gói trong chai nhựa và có chứa các hạt vi nhựa, Chantal Plamondon, người sáng lập Life Without Plastic, đã quyết định trở thành một nhà hóa học tại gia.

“Chúng tôi tự làm kem đánh răng bằng baking soda, dầu dừa và các loại tinh dầu. Chúng tôi làm kem dưỡng da từ dầu dừa hoặc dầu macadamia”, cô cho biết.

http://congnghiepmoitruong.vn/upload/moitruong/thang3nam2019/203201915148image009.jpg

Bàn chải làm từ gỗ và kem đánh răng tự làm tại nhà góp phần giảm thiểu rác thải nhựa.

9. Sống không cần nhựa

Nếu chỉ có một sự lựa chọn: nhựa. Bạn hoàn toàn có thể không sử dụng. Trước khi hành động, thay đổi thói quen, điều quan trọng nhất chính là thay đổi suy nghĩ, nhận thức. Nên nhớ rằng, mỗi người cần hành động vì Trái Đất thân yêu trước khi quá muộn.

Nguồn ảnh: Internet

Tổng hợp: Còi