Mùa kiểm tra học kì sắp đến rồi! Các CNT-ers đã chuẩn bị gì chưa? Chúng mình cùng tham khảo một vài tips giúp chúng ta vượt qua kì thi một cách dễ dàng hơn nhé!

1/ Lên kế hoạch ôn tập hiệu quả 
Theo quy luật 80/20, cứ 20 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 80% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc. Chính vì vậy, việc sắp xếp, lên list bài vở cần phải ôn tập sẽ giúp bạn giảm tải áp lực, tiết kiệm thời gian ôn thi. Trong list công việc ấy, hãy xem xét đâu là việc quan trọng nhất và thực hiện chúng đầu tiên. Vì bạn không bao giờ có thể làm được tất cả mọi việc, thông thường 20% công việc của bạn quyết định 80% hiệu quả. 

images.jpg
3/ Sử dụng sơ đồ tư duy hệ thống lại kiến thức
Xây dựng sơ đồ tư duy là phương pháp học tập mới, được xem là có hiệu quả cao trong việc thu nạp kiến thức. Dựa trên nền tảng tri thức sẵn có và tạo ra một hình ảnh thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại lợi ích về nhiều mặt như: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo…
 

https://www.hutech.edu.vn/imgnews/homepage/stories/hinh206-tgr/so-do-tu-duy-3%20(1).jpg

Sử dụng sơ đồ tư duy là một "bí kíp" hữu hiệu để ôn thi hiệu quả


Theo phương pháp này, bạn cần ghi vấn đề cốt lõi ở giữa, sau đó là các vấn đề phụ ở xung quanh. Cách học này giúp bạn có được bức tranh tổng quan để dễ nắm bắt và không bỏ sót các ý khi học.
 
4/ Học thầy không tày học bạn 
Ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà, bạn nên tổ chức hình thức học theo nhóm. Bởi vì thông qua nhóm học tập, bạn sẽ dễ dàng thảo luận để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau. Bạn đừng ngại trao đổi nhé!

 

5/ Có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý 
Cuối cùng một sức khỏe tốt, một đầu óc minh mẫn là những điều kiện hết sức quan trọng để có được 1 mùa thi hiệu quả. Việc ngủ không đủ giấc dẫn đến tình trạng não luôn bị kích thích làm việc liên tục khiến chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Do vậy, hãy đảm bảo ngủ đủ 6 - 8 tiếng một ngày, ngủ trước 23 giờ và nhớ ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng nhé.

alimentos_.jpg
 
Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi hợp lí, chúng mình cần phải ăn uống khoa học, tuyệt đối không bỏ bữa và có sự bố trí thực phẩm dinh dưỡng hợp lí trong khẩu phần ăn.

6/ Vận động

Children doing exercise with weights .

 Hoạt động thể chất là vô cùng quan trọng trong thời gian chúng mình học cường độ cao. Ví dụ như việc đi bộ 30 phút sau một ngày ôn tập căng thẳng thực sự có lợi cho bạn. Vận động sẽ giúp nhịp tim tăng và máu sẽ tuần hoàn nhanh hơn. Nhờ đó mà não mình sẽ “nạp” nhiều oxy hơn, hoạt động “năng suất” hơn, đồng thời, giảm hẳn mệt mỏi và stress.

7/Tìm một nơi yên tĩnh

Điều này thì rõ rồi. Chúng mình cần tìm một nơi yên tĩnh mà không ai có thể làm phiền trong thời gian ôn tập. Phòng của bạn, thư viện trường, thư viện địa phương là những gợi ý tốt. Nên cẩn thận khi chọn ôn bài ở những quán café nhé. Những nơi này thì nhiều người đến đấy, nhưng không hiệu quả với tất cả mọi người đâu. Thường thì mọi người sẽ dễ bị mất tập trung hơn.

8/Bắt đầu từ buổi sáng

Bạn nên bắt đầu ôn tập từ sáng, và bắt đầu làm sớm thì tốt hơn. Hãy cố tuân thủ lịch ôn tập đã đề ra và bắt đầu từ buổi sáng. Lý do ư? Nghiên cứu đã chứng minh, con người thường có xu hướng hoàn thành các công việc theo kế hoạch nếu bắt đầu làm sớm, bởi vì càng gần buổi tối, bạn càng có xu hướng ra ngoài đường hơn.

9/Những cách ôn bài “không đụng hàng”

George Brooke-Smith từ York University kể về cách học vô cùng độc đáo của mình đó là ghi nhớ nội dung ôn tập trong khi chơi piano: “Bạn sẽ nhớ lời bài hát dễ hơn khi có nhạc, vì thế mình đã đặt những thông tin đó vào bài hát và học thuộc theo cách đó.” Anh chàng cũng là người đã từng học bài theo cách viết, vẽ lên tường phòng ngủ khi còn nhỏ.

Trong khi đó, Oscar Tollast, lại ôn bài theo cách viết lại thông tin vào một quyển vở rồi đọc to (như công việc của phát thanh viên) rồi thu âm để nghe lại cho nhớ.

10/ Think positive! – Suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực là chìa khóa giúp bộ não của chúng ta được thông thái, sắp xếp thông tin logic và có tổ chức hơn. Bước vào kỳ thi, nhiều bạn học sinh cảm thấy rất áp lực và sợ hãi. Trên thực tế, áp lực là một điều tốt giúp chúng ta tập trung và có mục tiêu. Vấn đề là bạn cần nhìn nhận nó tích cực để khiến nó thành động lực và sức mạnh tinh thần. Ví dụ như coi nó như một thách thức mà mình cần vượt qua, đừng nghĩ “mình không làm được” mà hãy nghĩ “nếu mình cố gắng, có kế hoạch thì mình sẽ làm được”. Và nếu bạn lo lắng vì áp lực này quá thì hãy tìm đến người thân và bạn bè. Điều này sẽ giúp bạn. Kelly McGonigal, nhà tâm lý học đã chứng minh điều này.

Còn bạn thì sao, bạn có phương pháp ôn thi nào độc đáo để cùng chia sẻ với các CNT-ers không ?

 

 Hồng Phương sưu tầm

 

 

Tác giả: Hồng Phương