Sau cơn sốt dịch bệnh Corona, học sinh cả nước đã bắt đầu trở lại trường học và hãy cùng cập nhật tình hình Chuyên Nguyễn Trãi sau một tuần học nhé!
Chưa kịp làm quen lại với nhịp học cũ, các CNTers đã phải căng “não” với hàng loạt bài kiểm tra “bù”, bài thi năng khiếu vào chiều thứ 2 định mệnh và cả những bài thi thử THPT khó nhằn. Do kỳ nghỉ dài làm chậm đi rất nhiều công việc nên mọi thứ giờ đây phải gấp rút và khẩn trương hơn.
Sắp tới các bạn học sinh tiếp tục bước vào kì thi cuối kì và chắc có lẽ ai cũng đang phải chạy đua với kiến thức để hoàn thành những bài kiểm tra cuối cùng của năm học. Vậy làm sao để ôn tập một cách hiệu quả nhất với sự hoạt động chậm chạp chưa thích nghi này?
Đừng lo hãy thử dành một chút thời gian để tham khảo những Tips ôn thi này nhé.
1. Thiên thời địa lợi nhân hòa.
Để có một tinh thần học tập tốt đừng quên chọn cho mình một không gian học tập, cũng như những thời điểm học tập thật lý tưởng
Chắc rằng một không gian yên tích sẽ giúp trí não tập trung và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. Nếu có thể hãy dành một chút thời gian để trang trí sắp xếp bàn học, nên để gần cửa sổ để tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên cũng như điều hoà được không khí ở trong phòng nhé.
2. Đúng người đúng thời điểm.
Đã có một chỗ học tập lí tưởng thì chọn được những thời điểm lý tưởng cũng là một yếu tố nào quan trọng.
Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần - sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó
Không nên thức sau 23 giờ - vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các bạn có thể lật qua, lướt mau những ý chính để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gửi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.
3. Học hành thì ấm vào thân. Ăn no ngủ kĩ thì ấm từ chân đến đầu.
Làm việc gì cũng cần có một sức khỏe tốt, vậy nên hãy tạo lập cho bản thân một thời gian biểu ngủ nghỉ, ăn uống hợp lý.
Ngủ không đủ sẽ khiến não bộ hoạt động kém bình thường. Trung bình chúng ta cần ngủ khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc "mới tinh", có khả năng hoạt động tốt nhất.
Kèm với đó cũng cần một chế độ ăn linh hoạt, đầy đủ dưỡng chất để cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng tốt.
4. Khung giờ vàng cho làng ôn tập.
Tập trung cao độ trong khoảng 1 tiếng rồi nghỉ giải lao, tránh ngồi lì 3-4 tiếng liên tục - đó là một lưu ý quan trọng trong quá trình ôn tập này.
Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì.
5. Học không chơi đánh rơi kiến thức.
Đừng để đầu óc quá căng thẳng, nếu không sẽ khiến bạn mất hiệu lực quả học tập. Vì thế hãy kết hợp việc giải trí sau những giờ phút học tập để tạo được tinh thần thoải mái sảng khoái, không bị áp lực quá nặng nề.
Hãy giải lao vận động nhẹ nhàng như đi dạo, đạp xe, nghe một bản nhạc nhẹ, đọc một trang sách, hay nhâm nhi một tách cà phê. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc.
6. Có thể bạn chưa biết hoặc đã biết rồi!
Hạn chế nghe nhạc trong khi học. Trừ nhạc Baroque. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng. Bạn có nghe thử bản nhạc Baroque được trích trong bản giao hưởng Bốn mùa của Vivaldi.
Tất nhiên nếu bạn là một người "nhạy cảm" với âm thanh khi học thấy không hiệu quả hoặc không tập trung được thì tốt nhất không nên nghe loại nhạc nào hết.
7. Báo động đỏ.
Không học khi vừa ăn xong. "Căng da bụng, chùng da mắt", điều này khỏi phải bàn cãi nữa nhỉ.
Ghi nhớ việc không học tủ, học vẹt, học nhồi mà phải học để hiểu. Nên ghi nhớ những ý chính, những ý quan trọng.
8. Dùng phương pháp ghi nhớ hiệu quả như sơ đồ Mind map
Làm sao để nhớ phần đề cương chỉ được giới hạn bởi 2 tờ bìa? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:
- Ghi thành dàn bài:
- Nhẩm trong óc:
- Ghi ra giấy:
Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, những ý chính, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gian vô ích mà lại phí sức.
Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết... trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể. Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết).
Hãy sử dụng sơ đồ tư duy, bảng vẽ tư duy, highlight màu sắc, bảng hệ thống, flashcard,...
9. Nắm lấy hiện tại.
Để có vốn kiến thức cho bảng kế hoạch, để vẽ ra sơ đồ đầy đủ, thì hãy ghi nhớ mỗi ngày đến trường là một ngày tập trung tiếp thu kiến thức từ bài giảng của các thầy cô. Hãy tận dụng quãng thời gian hiện tại ở trên lớp nào.
Những thời gian còn được nói chuyện trao đổi với bạn bè, thầy cô thì hãy cố gắng giải đáp hết những gì khó hiểu, những thắc mắc về bài tập về lý thuyết để không gây cản trở việc ôn tập.
Các bạn có thể gặp những tips trên ở rất nhiều nơi nhưng những điều quan trọng phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Hãy góp nhặt những điều nhỏ bé này bỏ vào trong chiếc túi đồ đạc chuẩn bị thi cử của bạn nhé.
Nguồn ảnh: Internet
Nguồn: NMC
Tác giả: Lê Phương Anh