Căn cứ vào các hướng dẫn của
Bộ Giáo dục-Đào tạo, UBND Tỉnh Hải Dương, sở Giáo dục-Đào tạo, trường trung học
phổ thông Chuyên Nguyễn Trãi xây dựng kế hoạch năm học 2011-2012 như sau:
A- CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
1. Tiếp tục triển khai có hiệu quả và sát thực các
cuộc vận động và phong trào thi đua của Chính phủ, của ngành trở thành công
việc thường xuyên trong quá trình dạy và học của nhà trường.
2. Thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục: Đảm
bảo dạy đúng, dạy đủ chương trình giáo dục phổ thông (theo ban cơ bản), các
tiết dạy tự chọn dành cho dạy môn chuyên, môn thi Đại học (có qui định cụ thể).
Dạy đầy đủ các chuyên đề chuyên cho các lớp chuyên theo chương trình Bộ qui
định.
3. Tổ chức cho học sinh nghiên cứu khoa học để tham
gia Hội thi sáng tạo Khoa học kĩ thuật (Intel ISEF). Tổ chức tốt các hoạt động
giáo dục cho học sinh thông qua: Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể
thao; các cuộc thi tìm hiểu; tin học; ngoại ngữ; trò chơi dân gian; thi giải
máy tính cầm tay; tham gia chương trình gameshow Hành trình tri thức.
Tăng cường giáo dục về văn hoá giao thông, môi trường, tình bạn, tình yêu tuổi
học trò.
4. Làm tốt công tác bồi dưỡng và tập huấn các đội
tuyển thi học sinh giỏi các cấp. Duy trì và giữ vững thành tích học sinh giỏi
Quốc gia, phấn đấu có học sinh dự thi Quốc tế và khu vực. Phấn đấu có ít nhất
97% học sinh thi đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng và giữ vững vị trí về thành
tích thi Đại học. Đảm bảo 100% học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp có chất lượng
cao. Phấn đấu có 95% số học sinh có điểm thi tốt nghiệp từ 40 điểm trở lên và
có 25% học sinh tốt nghiệp loại Giỏi.
5. Thực hiện tốt nề nếp giảng dạy và học tập; Kiểm
tra, đánh giá hàng tuần, hàng tháng, kết hợp với xây dựng văn hoá nhà trường
lành mạnh, tiên tiến. Dân chủ hoá để phát huy được khả năng của các cá nhân
trong trường tốt nhất. Thực hiện 3 công khai: Trong toàn trường, hội cha mẹ học
sinh, trên website nhà trường.
6. Trên cơ sở các đề án về phát triển trường chuyên,
trường chuẩn Quốc gia, xây đựng đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên ngày
càng lớn mạnh, đáp ứng được yêu cầu của giáo dục trong những năm tiếp theo. Chủ
động tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan
quản lý giáo dục, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và toàn xã
hội về mục tiêu của trường THPT chuyên.
B- CÁC KẾ HOẠCH CỤ THỂ:
I- Thực hiện các cuộc vận động
Triển khai toàn trường thực hiện các cuộc vận động,
các phong trào thi của Chính phủ, của ngành. Từng tổ bộ môn, đoàn thể, từng cá
nhân cán bộ, giáo viên vận dụng linh hoạt, lồng ghép trong từng bài giảng, từng
công việc để các cuộc vận động trở thành công việc thường xuyên trong quá trình
dạy và học. Vào những ngày tổng kết công tác tháng, sơ kết kì I, tổng kết năm
học và Hội nghị cán bộ viên chức, từng tổ bộ môn, đoàn thể, nhà trường đều đánh
giá, rút kinh nghiệm những công việc đã làm được và tìm giải pháp thực hiện tốt
hơn cho giai đoạn tiếp theo.
II– Về thực hiện phân phối chương trình.
- Trên cơ sở các qui định chuyên môn, giáo viên, tổ bộ
môn chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và thống nhất thực hiện
trong tổ, đảm bảo nguyên tắc thực hiện đầy đủ chương trình cơ bản, chương trình
chuyên, chương trình tập huấn thi Quốc gia.
III- Về phân công chuyên môn
Giao cho các tổ bộ môn
dự kiến phân công chuyên môn, đề xuất để Ban giám hiệu quyết định phân công
chuyên môn hợp lý nhất. Phân công giáo viên ưu tiên trước hết cho môn
chuyên, sau đó đến học sinh lớp 12. Đảm bảo tương đối công bằng về mặt bằng lao
động.
IV- Về hoạt động giáo dục và sinh hoạt chuyên
môn.
1- Hội đồng giáo dục họp mỗi
tháng 1 lần.
2- Tất cả các buổi chiều thứ 2 dành
để họp Hội đồng giáo dục, họp các đoàn thể, sinh hoạt các tổ chuyên môn, thi
năng khiếu; Giáo viên không bố trí dạy vào các buổi chiều thứ 2.
3- Sinh hoạt tổ chuyên môn, ngoài
nội dung của tổ, yêu cầu các tổ phải thực hiện đầy đủ các qui định sau:
3.1 Đảm bảo thời gian sinh hoạt tối thiểu từ 14giờ đến
15 giờ 45 phút.
3.2 Kiểm tra kế hoạch thực hiện từng tuần, giáo án, sổ
điểm, tiến độ thực hiện chương trình của giáo viên và các loại hồ sơ khác; tổ
trưởng (hoặc tổ phó) kí xác nhận vào giáo án và kế hoạch hàng tuần. BGH kiểm
tra hồ sơ đồng thời trong các cuộc họp tổ.
3.3 Trao đổi nội dung bài giảng và phương pháp giảng
dạy.
3.4 Kiểm tra các hoạt động khác của giáo viên và
đánh giá các hoạt động đó (bao gồm cả dạy thêm ngoài trường... phải báo cáo).
Đề xuất với tổ, nhà trường các giải pháp thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
3.5 Nghe báo cáo các chuyên đề khoa học, các sáng
kiến bộ môn, thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của tổ trong cả năm học.
V- Thực hiện chương trình giảm tải do Bộ qui định
Thay đổi cách đánh giá, kiểm tra các môn:
* Môn Thể dục: Không cho điểm mà thay bằng
đánh giá: Tốt, khá, Trung bình, Yếu, Kém.
* Môn Giáo dục công dân: Kết hợp giữa kiến
thức bộ môn với việc theo dõi tiến bộ của học sinh về thái độ, đạo đức,
lối sống.
* Môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý: Đánh giá theo hướng
câu hỏi mở và vận dụng.
VI- Thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Được sự uỷ nhiệm của Ban giám
đốc Sở GD&ĐT, trường THPT chuyên Nguyễn Trãi chủ trì chương trình tập huấn
cho đội tuyển học sinh giỏi. Nhà trường giao quyền cho các đồng chí tổ trưởng,
các đồng chí giáo viên phụ trách chính đội tuyển, giáo viên dạy chuyên ở các
lớp chọn đội tuyển, nhưng phải tuân theo các tiêu chí chọn sau.
* Căn cứ vào điểm 2 lần thi
năng khiếu học kì I.
* Căn cứ vào điểm tổng kết các
bộ môn đặc biệt là môn chuyên.
* Căn cứ vào khả năng học chắc
các môn thi Đại học.
* Bản thân học sinh có
sự quyết tâm cao.
Bản thân các đồng chí tổ trưởng, giáo viên phụ trách
đội tuyển, giáo viên chuyên phải có kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện tốt nhất cho
học sinh ôn tập cho đội tuyển và ôn thi Đại học.
VII- Phân công nhiệm vụ cho Ban giám hiệu
1- Hiệu trưởng Phan Tuấn Cộng: Phụ trách công
tác Đảng, phụ trách chung, trực tiếp phụ trách về kế hoạch, tài chính, tổ chức,
tuyển sinh.
Phụ trách 2 tổ: Sinh – CN + Ngữ văn
2- Phó hiệu trưởng Đỗ Mạnh Hưng:
+ Phụ trách công tác các đoàn thể: Công đoàn, Đoàn
thanh niên
+ Giúp Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn về mảng đại
trà.
Cụ thể:
+ Cùng tác tổ phân công giáo viên giảng dạy, giáo viên
chủ nhiệm để Hiệu trưởng quyết định.
+ Xếp thời khóa biểu.
+ Theo dõi việc chấp hành qui chế chuyên môn và chấn
chỉnh các biểu hiện chưa đúng, tổng kết hàng tuần, hàng tháng.
+ Trực tiếp theo dõi và chỉ đạo mảng dạy – học buổi
chiều.
- Trực tiếp theo dõi 3 tổ: Toán, Tin, Vật lý
3- Phó hiệu trưởng Nguyễn Thị Nhị:
- Giúp hiệu trưởng phụ trách công tác dạy chuyên, bồi
dưỡng và thi học sinh giỏi các cấp.
Cụ thể:+ Theo dõi và lập kế hoạch dạy
chuyên
+ Theo dõi và lập kế hoạch bồi dưỡng HSG
+ Kế hoạch mời các chuyên gia về gảing dạy
+ Theo dõi việc cấp các loại học bổng cho học sinh
- Giúp Hiệu trưởng cùng với Đoàn Thanh niên, GVCN và
giám thị theo dõi nề nếp học của học sinh, có thống kê, tổng kết hàng tuần,
tháng, học kỳ và cả năm.
- Phụ trách khu ký túc xá học sinh
- Phụ trách hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Phụ trách tổ Sử – GDCD + Địa - TD
4- Phó hiệu trưởng Trịnh Ngọc Tùng
Giúp hiệu trưởng phụ trách và theo dõi:
- Xây dựng trường
- Cơ sở vật chất nhà trường: Quản lý, sử dụng và sửa
chữa.
- Phụ trách công tác nghiên cứu khoa học, cuộc thi
sáng tạo khoa học.
- Liên hệ công tác với địa phương (khi cần thiết).
- Lập kế hoạch, theo dõi việc giảng dạy và học tập nhà
bộ môn.
- Phụ trách các tổ: Văn phòng, Hoá, Ngoại ngữ.
VIII- Tổ
trưởng chuyên môn:
- Xây dựng
kế hoạch hoạt động chung của tổ và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ
viên theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ, Sở. Hàng
tuần tổ trường (hoặc tổ phó nếu tổ trưởng vắng) phải kiểm tra và kí xác nhận
vào kế hoạch công tác của từng thành viên trong tổ.
- Kiểm tra
hồ sơ, giáo án của các giáo viên hàng tuần (trường hợp đặc biệt thì 2 tuần kiểm
tra 1 lần) và ký vào giáo án đã kiểm tra.
- Nắm được
tình hình giảng dạy của giáo viên kể cả dạy ngoài trường, bố trí dạy thay cho
các giáo viên đi công tác hay ốm đau hoặc nghỉ việc riêng.
- Đăng ký
thi đua cho tổ và các thành viên, tổ chức họp tổ sinh hoạt chuyên môn theo chủ
đề, viết sáng kiến kinh nghiệm và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên trong
năm.
- Chịu
sự quản lý và lãnh đạo của BGH.
IX- Về
nhiệm vụ của giáo viên
Các
giáo viên ngoài nhiệm vụ chuyên môn cần là một nhà giáo dục mọi nơi, mọi lúc
đối với học sinh thể hiện ở các điểm sau:
1. Thực hiện
nhiệm vụ của giáo viên trường THPT nói chung theo Quyết định số
07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và
thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trường THPT chuyên theo Quyết định số
82/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Có tác
phong khoa học trong làm việc, giảng dạy, ăn mặc đẹp đảm bảo tính thẩm mỹ, đeo
thẻ giáo viên thường xuyên khi ở trường, làm việc đúng giờ giấc, là tấm gương
cho học sinh noi theo.
3. Trong giờ
dạy phải quản lý lớp về vệ sinh môi trường lớp học, nề nếp, trang phục của mọi
học sinh lớp đó, nhắc nhở và yêu cầu học sinh chấp hành tốt nội qui, lồng ghép
bài giảng (nếu có thể được) các kiến thức về an toàn giao thông, môi trường,
tình bạn, tình yêu, kĩ năng sống các quan hệ xã hội để học sinh nâng cao hiểu
biết. Tất cả các giáo viên có giờ tiết cuối cùng buổi sáng và buổi chiều, phải
có trách nhiệm nhắc học sinh lớp mình dạy tắt điện, quạt, đóng khoá các cửa
trước khi về.
4- Tích cực
tham gia các hoạt động xã hội của lớp chủ nhiệm, lớp mà bản thân dạy và của học
sinh toàn trường, thông qua đó để hiểu hơn đối tượng học sinh để giáo dục các
em tốt hơn.
5- Tự bản
thân các giáo viên cần gương mẫu trong cả học tập rèn luyện, nhằm nâng cao
trình độ mọi mặt để làm tốt nhiệm vụ là nhà giáo dục. Phấn đấu và thực
hiện theo chuẩn giáo viên trung học.
X- Đoàn Thanh niên
- Ngoài việc
đảm bảo hoạt động Đoàn Thanh niên cấp trên, Đoàn Thanh niên nhà trường phải
giúp Ban giám hiệu trong công tác quản lý, tổ chức học sinh học tập và hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Yêu cầu Đoàn Thanh niên phải có kế hoạch chi
tiết về 2 lĩnh vực sau:
1.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp: Cùng
đồng chí Nhị lên kế hoạch tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp cả năm học theo
chương trình của Bộ Giáo dục có sáng tạo trong hoàn cảnh trường chuyên. Cần chú
ý đi vào trọng tâm các chủ đề cần quan tâm nhất như: An toàn giao thông, môi
trường, tình bạn – tình yêu... Đổi mới các hoạt động khai giảng và bế giảng năm
học.
2.
Theo dõi nề nếp học tập của học sinh: Bố trí cán bộ đoàn, đoàn viên trực theo dõi học sinh học tập ngoài lớp
học (trong lớp do giáo viên bộ môn và giám thị quản lý) như theo dõi đầu giờ,
giờ ra chơi, cuối giờ, vệ sinh, nề nếp. Cùng với giám thị, học sinh trực ban tổ
chức đánh giá xếp loại các lớp vào chiều Thứ 7 hàng tuần và cho nhận xét vào
sáng thứ 2 hàng tuần.
XI- Công
đoàn
- Nhiệm vụ
của tổ chức Công đoàn cơ sở: Giúp Ban giám hiệu nhà trường tổ chức, vận động,
giáo dục, tạo điều kiện để cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường hoàn thành
tốt nhiệm vụ do nhà trường phân công; Bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của
toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Tổ chức
các hoạt động thăm hỏi, hiếu, hỷ, động viên, tham quan, học tập và quan tâm đến
đời sống tinh thần của cán bộ giáo viên, nhân viên.
- Bên cạnh
nhiệm vụ trên Công đoàn cần có kế hoạch trực theo dõi, nhắc nhở về chấp hành
qui chế làm việc trong trường có hiệu quả cao nhất.
XII- Tổ
văn phòng:
- Thực
hiện tốt các công tác được giao
- Đoàn kết
phối hợp trong các công việc được giao
- Làm các
công việc khác, đột xuất nhà trường giao.
- Thực hiện
đúng giờ giấc, tác phong nhiệm vụ nhiệt tình có trách nhiệm cao.
XIII- Qui
định về chế độ làm việc:
- Cán bộ,
giáo viên, nhân viên nghỉ việc do công tác, ốm đau, việc riêng báo cáo trực
tiếp với tổ trưởng và giám hiệu trực tại thời điểm đó để kịp thời xếp đồng chí
khác dạy thay hoặc làm thay. Về nghỉ việc riêng: Phải báo cáo
trước và được sự đồng ý của BGH.
- Để
tiện cho việc theo dõi xử lý và giải quyết công việc, các đồng chí tổ
trưởng, giáo viên, nhân viên có vấn đề cần trao đổi với BGH thì trực tiếp trao
đổi với BGH phụ phụ trách mảng công tác đó trước. Nếu vấn đề hoặc sự việc
nào phức tạp, khó khăn hơn thì gặp trực tiếp Hiệu trưởng để giải quyết.
- Các tổ, bộ
phận cần chủ động trong công tác của mình trên cơ sở kế hoạch chung của
trường. Các vấn đề tồn tại trong làm việc hàng tuần cần được làm rõ và trao đổi
ngay với BGH sau khi kết thúc tuần.
C- CÁC
CÔNG VIỆC CHÍNH:
I- Thực
hiện tốt công tác bồi dưỡng, tuyển chọn và tổ chức thi học sinh giỏi các cấp;
chăm sóc các tài năng.
1. Tổ chức
thi năng khiếu cho học sinh toàn trường trong 1 năm học 5 lần vào các tháng 9,
10, 11/2011 và 3,4/2012 (riêng lần 3, 4, 5 chỉ thi cho học sinh khối 10,11). Tổ
chức thi vào buổi chiều thứ 2 của tuần thuộc tháng đó, thời gian làm bài là 150
phút và đây là một căn cứ để chọn học sinh giỏi. Tổ chức thi thử Đại học
3 lần cho học sinh khối 12.
2- Bồi dưỡng
học sinh chuyên 2 buổi học/tuần thuộc các chuyên đề nâng cao do Bộ Giáo dục ban
hành cho các trường THPT chuyên.
3- Cùng với
Sở Giáo dục tổ chức thi chọn ra 11 đội tuyển học sinh thi học sinh giỏi Quốc
gia và tổ chức tập huấn cho kỳ thi Quốc gia có chất lượng và hiệu quả.
4- Đăng ký
với Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục xin thêm đủ 8 học sinh dự thi
quốc gia ở các môn đủ tiêu chuẩn. Hiện trường có 9/11 (trừ đội Toán + đội Nga)
môn đủ điều kiện dự thi với số lượng 8thí sinh/đội.
5- Tập trung
một số học sinh giỏi nhất, có kế hoạch bồi dưỡng trọng điểm để có
thể đạt và tham dự thi Olympic Quốc tế ở các bộ môn: Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin. Những
học sinh sau khi có kết quả thi Quốc gia được thi chọn đội tuyển quốc gia dự
thi Olympic quốc tế cần được tổ chức ôn tập tăng cường. Thống nhất với Sở GD&ĐT
về kinh phí tổ chức tập huấn cho đội tuyển.
6- Việc bồi
dưỡng học sinh giỏi diễn ra suốt năm học cho khối 10, 11. Chỉ riêng khối 12 khi
dự thi Quốc gia xong thì tập trung ôn tập để dự thi tốt nghiệp và thi đại học.
7- Các bộ
môn được mời các giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia các bộ môn về giảng dạy, bồi
dưỡng cho học sinh, chủ yếu là học sinh lớp 11,12, mời vào các ngày nghỉ, chủ
yếu là chiều Thứ 7 và ngày Chủ nhật.
8- Hướng dẫn
các học sinh xuất sắc nghiên cứu khoa học và tham gia tích cực vào hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi do trường, Sở, ngành, Bộ tổ chức, như
thi giải máy tính cầm tay; tham gia chương trình gameshow Hành trình tri
thức...
9- Có kế
hoạch cấp phát học bổng, sinh hoạt phí và học bổng của các tổ chức xã hội cho
học sinh giỏi, để tạo điều kiện tốt cho các em học tập.
II- Tổ
chức thực hiện tốt nề nếp chuyên môn
1- Các đồng
chí trong Ban giám hiệu, trực tiếp là đồng chí Đỗ Mạnh Hưng và các tổ trưởng bộ
môn giám sát thường xuyên việc chấp hành qui chế của giáo viên theo kế hoạch
giảng dạy, soạn bài, lên lớp, tác phong nhà giáo, ý thức tổ chức kỷ luật và
trách nhiệm với các học sinh… Hàng tuần tổng hợp, báo cáo Ban giám hiệu vào
chiều thứ 7 hoặc sáng thứ 2 tuần kế tiếp. Hàng tháng công khai kết quả làm việc
của các đồng chí trong Hội đồng giáo dục tại cuộc họp chung, khắc phục, tìm
biện pháp sữa chữa kịp thời các thiếu sót.
2- Tổ chức
hội học hội giảng 2 học kỳ vào tháng 11/2010 và tháng 3/2011 và yêu cầu
các thầy cô giáo dự giờ đủ số giờ qui định: Giáo viên công tác được dưới 5 năm
(hoặc ≤30 tuổi) phải dự ít nhất 1tiết/1tuần, các giáo viên khác phải dự được 1
tiết/2 tuần. Có kế hoạch thanh tra toàn diện ít nhất 30% giáo viên/năm.
3- Sinh
hoạt, hội họp chủ yếu chiều thứ 2 trong tuần.
* 2 tuần 1
lần họp tổ bộ môn (tuy nhiên trừ tất cả các buổi chiều thứ 2 nhà trường dùng
họp HĐGD, Đảng bộ, họp các ban công tác hoặc năng khiếu thì các buổi chiều thứ
2 còn lại đều sinh hoạt tổ).
III- Các
hoạt động giáo dục khác.
1- Tiếp tục
thực hiện các cuộc vận động trong các năm học trước của Chính phủ và Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Hưởng ứng cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện học sinh
tích cực, tiếp tục triển khai sâu rộng trong trường tới từng lớp, từng
học sinh, với phụ huynh và tìm các giải pháp thực hiện. Đồng chí Nhị (BGH),
Đoàn thanh niên và 36 chủ nhiệm thực hiện chủ yếu nhiệm vụ này.
- Làm sinh
động các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt tập thể, cho học sinh tự quản, tự
chủ là chính. Chú ý các vấn đề an toàn giao thông, môi trường, tình bạn và tình
yêu… bám sát chủ đề năm học.
- Bố trí 2
đồng chí: Nguyễn Thị Lý và Hoàng Minh Yến làm giám thị trực ban thường xuyên,
có đánh giá theo dõi, tập hợp sổ đầu bài báo cáo BGH vào cuối tuần, cuối tháng,
rút kinh nghiệm kịp thời.
2- Tổ chức
sinh hoạt thể thao và văn nghệ thường xuyên, lập các đội văn nghệ, thể
thao, câu lạc bộ yêu thích, tham gia biểu diễn vào các ngày Lễ, ngày kỉ niệm và
dịp 26/3/2011.
3. Tổ chức
lễ khai giảng và bế giảng năm học đổi mới theo yêu cầu của Bộ giáo
dục và Đào tạo là kết hợp với hội, văn nghệ, trò chơi, làm phong phú và
có ý nghĩa hơn vào những ngày sinh hoạt tập thể này.
4- Tăng
cường công tác y tế trường học nhằm đảm bảo chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, phòng
chống dịch bệnh cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
5- Khuyến
khích các cán bộ, giáo viên, nhân viên áp dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy và làm việc. Cần phát huy tác dụng cao nhất trang Web của trường phục vụ cho
dạy và học.
Cần chuẩn
hóa quá trình dạy học nhà bộ môn đi vào nề nếp.
6- Lên kế
hoạch công tác của tổ văn phòng, bảo vệ, phân công nhiệm vụ rõ ràng để công tác
phục vụ trong trường được hoàn thiện và đi vào nề nếp.
7- Liên hệ
chặt chẽ ban chấp hành hội cha mẹ học sinh nhà trường, các công việc triển khai
đều được báo cáo với Ban chấp hành hội.
Họp cha mẹ
học sinh 1 năm 3 lần đầu năm, cuối kỳ I và cuối năm.
Hội nghị đại
biểu cha mẹ học sinh 1 năm 1 lần vào kỳ I.
8- Tổ chức
hội nghị cán bộ viên chức đầu năm vào cuối tháng 9/2011.
9- Triển
khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
10- Có kế
hoạch khai thác, phát huy tốt công dụng của nhà đa năng trong việc tổ chức các
hoạt động dạy và học. Tiếp tục hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng có hiệu quả phòng
truyền thống và trang Web của nhà trường. Xúc tiến với các cấp, các ngành xây
dựng kí túc xá học sinh.
11- Triển
khai kế hoạch thực hiện các đề án về phát triển trường THPT chuyên của Chính
phủ và của UBND Tỉnh Hải Dương. Cùng Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị UBND Tỉnh
ban hành một số chính sách về trường THPT chuyên Nguyễn Trãi.
12- Xây dựng
môi trường văn hoá và cảnh quan nhà trường.
D- KẾ
HOẠCH THỜI GIAN
1. Học kì
I: Từ ngày 22/8/2011 đến 31/12/2011: Có 19
tuần. Thực hiện chương trình giáo dục 18 tuần
Các ngày
nghỉ và sinh hoạt tập thể cấp trường:
1. Thứ Sáu: 2/9 (ngày Lễ)
2. Thứ Bẩy: 3/9 (nghỉ theo thời khoá biểu thứ Năm: 1/9/2011).
3. Thứ Hai: 5/9 (khai giảng)
4. Thứ Ba: 27/9 (dự kiến Hội nghị CBVC)
5. Thứ Bẩy: 19/11 (sinh hoạt tập thể chào mừng 20/11)
Kì I còn dư
1 ngày Thứ Tư
2. Học kì
II: Từ 2/1/2012 đến 22/5/2012: Có 20 tuần + 2 ngày. Thực hiện chương
trình giáo dục 17 tuần.
Các ngày
nghỉ và sinh hoạt tập thể cấp trường + các hoạt động khác phải nghỉ học:
1. Nghỉ Tết nguyên đán: 1 tuần
2. Nghỉ Tết nguyên đán thêm: Từ 2 đến 3 ngày (tuỳ theo
QĐ của Sở).
3. Thứ Hai (ngày 2/1): Nghỉ bù Tết dương lịch
4. Thứ Ba (ngày 3/1): Nghỉ học kì
5. Thứ Hai (26/3): Nghỉ sinh hoạt tập thể
6. Thứ Bẩy (31/3): Ngày Giỗ tổ Hùng Vương
7. Thứ Hai + Thứ Ba (30/4 + 1/5): Nghỉ ngày Lễ
8. Thứ Ba +Thứ Tư +Thứ Năm (10+11+12/1/2012): Thi HSG Quốc gia
Tổng số ngày
nghỉ và hoạt động giáo dục của kì II là 18ngày = 3 tuần, còn dư 2 ngày. BGH sẽ
điều tiết các ngày nghỉ để cho các thứ trong tuần tương đối đều nhau.
Dự kiến Tổng kết năm
học vào 21 + 22/5/2012.