KHÁM PHÁ TRUNG THU CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á

 

Trung thu là một lễ hội được tổ chức vào rằm tháng Tám âm lịch hằng năm. Đây là một lễ hội hết sức quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là với trẻ em. Vào ngày này, các bạn nhỏ sẽ được vui Trung thu, rước lồng đèn, xem múa lân, ăn bánh trung thu và quây quần bên gia đình. Còn đối với những học sinh tuổi “mới lớn” như chúng ta, có bao giờ các bạn thắc mắc các nước khác trên thế giới đón trung thu như thế nào không? Trong bài viết ngày hôm nay NMC sẽ giới thiệu với các bạn về truyền thống và cách đón trung thu thú vị nhất của 3 quốc gia nổi bật màu sắc truyền thống châu Á. Hãy cùng bắt đầu nhé:

1.Trung Quốc

Có thể nói tết Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc, xuất phát từ một câu viết trong “Chu Lễ”: “Mùa xuân tế nhật, mùa thu tế nguyệt”. Tức là từ thời xa xưa, các vua chúa đã có nghi lễ thờ trăng, tế trăng vào khoảng thời gian Xuân Thu trong năm. Trung thu là một ngày lễ quan trọng với người Trung Quốc và vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Vào ngày này, cũng giống như Việt Nam, các gia đình Trung Quốc sẽ ăn bánh trung thu, cùng nhau ra đường ngắm trăng và thả đèn cũng như giải những câu đố treo trên đèn lồng ở những nơi công cộng. Những hoạt động này đã góp phần gìn giữ văn hóa và làm đẹp bản sắc dân tộc của người dân Trung Hoa.

C:\Users\ADMIN\Downloads\ẢNH\ẢNH DOWNLOAD\41.jpg

Hình ảnh một gia đình Trung Quốc đoàn tụ với chiếc bánh trung thu kích thước lớn

 

2. Nhật Bản

Đối với những ai là fan của truyện tranh Doraemon thì chắc hẳn các bạn sẽ không ít lần thấy những phong tục đón tết Trung Thu của mèo máy Doraemon và nhóm bạn Nobita. Ban đầu, lễ hội Trung Thu có tên là “Otsukimi”, nghĩa là “ngắm trăng”. Lễ hội truyền thống này được du nhập vào Nhật từ 1000 năm trước. Đối với người dân đất nước mặt trời mọc, đây là lễ hội nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm trăng tròn nhất. Không giống như Trung Quốc hay Việt Nam, món bánh truyền thống của người Nhật có tên là Tsukimidango – bánh nếp nhỏ xinh và tròn trịa tượng trưng cho vầng trăng trên trời.

C:\Users\ADMIN\Downloads\ẢNH\ẢNH DOWNLOAD\9872banh-dango-trung-thu-nhat-ban.jpg

Tsukimidango – loại bánh truyền thống trong dịp Trung thu của người Nhật Bản

 

Trong ngày Tết Trung thu ở Nhật Bản, trẻ em cũng được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.

 

C:\Users\ADMIN\Downloads\ẢNH\ẢNH DOWNLOAD\download (3).jpg

Những chiếc đèn lồng cá chép rất được các bé trai ở Nhật ưa thích trong dịp lễ

3. Hàn Quốc

Tên gọi của ngày lễ Trung thu ở Hàn Quốc có tên là lễ “Chuseok”. Một điểm riêng biệt có thể nhận thấy ở dịp lễ này là những hoạt động đều mang đậm màu sắc truyền thống như: Charye (lễ cúng gia tiên),  Beolcho ( lễ tảo mộ), Seongmyo (viếng mộ tổ tiên), Ssireum (Đấu vật Hàn Quốc) và đặc biệt hơn cả là hoạt động mang tên Ganggangsullae, điệu nhảy vòng tròn của phụ nữ Hàn Quốc. Món bánh không thể thiếu trong ngày lễ Chuseok là Songpyeon. Món bánh gạo này được làm từ  bột gạo nhào đến kích cỡ nhỏ hơn chút ít quả bóng gôn và có nhân là hạt vừng,  đậu, đậu đỏ, hạt dẻ, hoặc các nguyên liệu bổ dưỡng khác. Khi hấp songpyeon, bánh gạo được xếp lớp với lá thông để tạo thêm hương thơm quyến rũ của lá thông.

 

C:\Users\ADMIN\Downloads\ẢNH\ẢNH DOWNLOAD\tet-trung-thu-han-quoc-tro-dau-vat-1024x678.jpg

Hoạt động đấu vật trong dịp Trung thu tại xứ sở kimchi

C:\Users\ADMIN\Downloads\ẢNH\ẢNH DOWNLOAD\Tet-trung-thu-han-quoc-Ganggangsullae.jpg

Trong điệu nhảy Ganggangsullae phụ nữ Hàn Quốc sẽ mặc bộ quốc phục hanbok


 

C:\Users\ADMIN\Downloads\ẢNH\ẢNH DOWNLOAD\tet-trung-thu-han-quoc-13.jpg

Món bánh Songpyeon không thể thiếu trong dịp lễ Chuseok của người Hàn Quốc

 

Tuy có sự khác nhau về truyền thống cũng như cách đón Trung thu khác nhau nhưng mỗi mùa Trung thu đến là dịp để gia đình quây quần bên nhau và đối với các gia đình làm nông, đây là thời điểm mọi người ăn mừng sau một mùa màng bội thu...

Hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về phong tục và truyền thống dịp tết Trung thu của các quốc gia Đông Á. Chúc các bạn sẽ có một mùa Trung thu vui vẻ bên gia đình và người thân!

Tác giả: Nguyễn Huy