Biểu tượng ngày tết, bạn có biết?

Hoa đào, bao lì xì, câu đối đỏ hay bánh trưng xanh,.. là những thứ mà cứ mỗi độ tết đến xuân về lại được mọi người nhắc đến. Nhưng mấy ai có thể hiểu tường tận nguồn gốc của chúng và những câu chuyện đầy thú vị xoay quanh những món đồ của ngày tết rất đỗi quen thuộc ấy. Vậy thì ngay bây giờ bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về đại gia đình biểu tượng ngày tết.

Thành viên đầu tiên được làm sáng tỏ chính là ‘anh cả’ Lì xì đầy sự may mắn và tài lộc của chúng ta.Cứ mỗi độ tết đến thì thứ là lũ trẻ con hóa hức nhất là những phong bài lì xì đầy màu sắc vô cùng bắt mắt mà người lớn sẽ mừng tuổi cho chúng để cầu chúc một năm mới vui vẻ, hạnh phúc cho cả người lì xì và người được nhận.  Vậy thì nguồn gốc của phong tục ấy bắt nguồn từ đâu? Câu trả lời chính là phong tục ấy được bắt nguồn từ Trung Quốc và du nhập vào Việt nam cũng như các nước Đông Nam Á khác. Có rất nhiều câu chuyện được nhân gian lưu truyền về nguồn gốc của bao lì xì.

Có chuyện kể rằng ngày xưa, ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ. Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay. Tuy nhiên thì lưu truyền qua nhiều thế hệ nên các phong bao lì xì đã được cải tiến hơn rất nhiều. Chúng không còn là những túi vải nữa mà thay vào đó được làm bằng các giấy màu rất tiện lợi, hơn thế còn đa dạng về màu sắc chứ không chỉ có hai màu đỏ và vàng như trước kia.

e7424308248e3328ebb93f419146539b.jpg

Những phong bao lì xì được cải tiển trở nên dễ sử dụng và hợp với thị hiếu của người sử dụng hơn.


 

Nhưng dù là ở câu chuyện chuyện nào thì những phong bao  lì xì vẫn luôn mang ý nghĩa tốt lành. Người lớn đem mừng tuổi cho trẻ con vào năm mới thì cả năm sung túc, sức khỏe dồi dào. Còn những đứa trẻ nhận được bao lì xì thì vui vẻ và khỏe mạnh cả năm.

50865197_2031722890238084_4736881845499592704_n.jpgDù ở trong câu chuyện nào thì chúng đều tượng trung cho tài lộc, sức khỏe

và may mắn






 

Thành viên thứ hai của đại gia đình biểu tượng tết chính là món Bánh chưng truyền thống không thể nào thiếu trong mâm cơm ngày tết của mỗi gia đình. Bánh chưng ("chưng" trong "chưng cất", nghĩa là hấp nước, nhưng thực tế bánh được nấu bằng cách luộc) là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Nguyên liệu làm bánh chưng gồm gạo nếpđậu xanhthịt lợnlá dong,…

Bánh chưng cũng được chưa thành nhiều loại khác nhau : Bánh chưng vuông, bánh chưng ngũ sắc, bánh chưng gấc, bánh chưng cốm,bánh chưng chay,… Nhưng phổ biến nhất vẫn là bánh chưng vuông xanh rờn vì đó là hình dáng được nhân gian lưu truyền nhiều nhất từ sau khi hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua cha vào đời vua Hùng thứ 6.

50805256_611152132639671_2864996194365472768_n.jpg

Món bánh chưng vuông quen thuộc với mâm cơm tết của các gia đình miền Bắc Việt Nam

Món bánh trưng xanh rờn này để không bị ngán khi ăn thì nên ăn kèm với dưa hành, nước mắm và rắc chút tiêu phủ lên mặt bánh để tăng thêm hương vị khi thưởng thức. Và nếu bạn là tín đồ của các món rán thì hãy chế biến món bánh chưng luộc truyền thong dễ gây nhàm chán thì hãy rán nó lên và ăn kèm với dưa góp hoặc kim chi nhé! Làm như vậy vừa giải quyết được vấn đề vị giác lại vừa không để bánh chưng thừa lại sang bữa sau sẽ gây lại gạo.

50805256_611152132639671_2864996194365472768_n.jpg

Thưởng thức món bánh chưng một cách trọn vẹn nhất là khi ăn kèm với dưa hành và nước tương.


 

Tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu một món đồ ngọt phổ biến nhất được người dân Việt Nam dùng để tiếp đãi mỗi khi có khách đến nhà.

Đến đây thì bạn cũng đoán được đó là gì rồi đúng không nào? Đúng rồi đó chính là “cô ba” Mứt tết. Đây là món ăn rất quen thuộc vào dịp tết nhưng ít ai biết về nguồn gốc lâu đời của nó. Mứt  đã xuất hiện rất lâu, từ hàng thế kỷ trước ở các quốc gia Trung Đông – miền đất màu mỡ của những cây mía đường ngọt lịm. Theo các nhà sử học, chính đội quân Thập tự chinh của những người theo đạo Kito đến giải phóng Jerusalem và vùng Đất Thánh khỏi sự thống trị của người Hồi Giáo đã mang món mứt  về phổ biến ở Châu Âu. Công thức của món mứt hoa quả đã từng xuất hiện trong cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên trên thế giới mang tên “Of Culinary Matters” (Tất tần tật về nấu nướng) của nhà ẩm thực người La Mã cổ đại, Marcus Gavius Apicius

0f62061d7d68b72533a8c9c7c63bb03e.jpg

Món mứt đầy sắc màu đầy quen thuộc đã được chế biến ra từ nhiều thế kỉ trước tại các quốc gia Trung Đông.

Các loại trái câycủ được dùng để làm mứt rất đa dạng và phong phú từ dâu tâydừakhoai langtáo... đến hạt sen, mỗi loại mứt sẽ có một màu sắc và hương vị đặc trưng tùy theo nguyên liệu dùng để chế biến thành. Mứt quả được chế biến ở nhiều dạng, có thể phân thành các dạng: mứt đôngmứt nhuyễnmứt miếng đôngmứt rimmứt khô. Ngày nay, bên cạnh những loại hoa quả phổ biến như nho, dâu còn xuất hiện cả các hương liệu “độc” như chocolate hay vani. 

 

b9c921c86e2953a4cfdfb0835bb1722b.jpg

Bên cạnh nguyên liệu làm mứt chính là các loại trái cây quen thuộc thì đã được bổ sung các nguyên liệu từ chocolate hay vani để tạo sự mới mẻ.

Mứt tết không chỉ được dùng như một món tráng miệng mà có những loại mứt rất tốt cho sức khỏe . Ví dụ như vài miếng mứt gừng cay cay sẽ giúp làm ấm người vào những ngày mùa đông giá lạnh hay mứt cam chua thanh sẽ giúp cung cấp một lượng lớn vitamin C đấy!

c3360eb5f827c2fb406dc0d4717226d2.jpg

Vài lát mứt gừng thêm tách trà nóng là một sự kết hợp hoàn hảo trong ngày động giá lạnh.







 

Và tiếp theo chúng ta hãy cùng tìm hiểu cậu tư của gia đình biểu tượng tết nhé. Ngày cuối cùng của năm cũ sẽ được khép lại và mở ra một năm mới đầy may mắn chính là nhờ cậu tư Pháo hoa của chúng ta đấy! Cứ đến tối 30 thì ngoài việc háo hức đợi chờ chương trình Táo Quân-Gặp nhau cuối năm ra thì mình còn háo hức đợi chờ những chùm pháo hoa sáng chói với đủ màu sắc được bắn lên bầu trời đêm nữa. Trong thơ văn cũng có rất nhiều bài thơ hé lộ nguồn gốc của pháo hoa:

Bánh chưng chất chặt chừng hai chiếc,

Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu.

Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo,

Nguyên tiêu cao ngất một gang nêu!”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Từ xưa đến nay, pháo được cho là có sức mạnh xua đuổi tà ma, chúng sẽ hoảng sợ trước những tiếng pháo nổ lớn. Pháo được sử dụng cho mục đích này tại hầu hết các sự kiện như đám cưới,  sinh nhật, mừng thọ,… đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán để xua đuổi ma quỷ cho một năm may mắn.

aac98331cd76d8964c9e6116d53b4f6a.jpg

Pháo hoa có ý nghĩa rất đặc biệt vì nó là dấu hiệu chuyển giao giữa năm mới và năm cũ.

Với thời đại hiện nay thì pháo hoa được sử dụng với mục đích hòa bình như vậy nhưng thực tế  thì trước đây nó đã được dùng để phục vụ chiến tranh, để các nước mạnh dùng để thị uy và tranh quyền lợi với nhau. Pháo hoa đã được các nước phương Tây cải biến đi nhưng không phải theo chiều hướng tích cực nên nó có sức công phá rất lớn gây ra bao đau thương cho nhân loại. Điến hình nhất là khẩu pháo Gustav được nhà phát xít khét tiếng người Đức  Adolf Hitler cho người chế tạo ra để phá hủy pháo đài Pháp ở tuyến phòng thủ Maginot- một trong những rào cản lớn ngăn cản Đức và Tây Âu. Vậy mới nói con người sáng tạo ra những phát minh để phụ vụ cho mục đích hòa bình thì sẽ làm cho thế giới tràn ngập tình yêu thương nhưng nếu nó rơi vào tay những người có tư tưởng ‘Phát xít” thì thật tồi tệ biết bao!

Cuối cùng là em út Mâm ngũ quả của đại gia đình, tuy là em út nhưng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thờ cúng của mỗi gia đình. Mâm ngũ quả là một mâm trái cây có chừng năm thứ trái cây khác nhau thường có trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Thông thường là trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách. Các loại trái cây bày lên thể hiện nguyện ước của gia chủ qua tên gọi, màu sắc và cách sắp xếp của chúng.

4f38d5204277bbe1c00330f767c1346e.jpg

Mâm ngũ quả có vai trò rất quan trọng trong việc thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam vào dịp lễ tết.

Cách bày trí mâm ngũ quả của mỗi miền của Việt Nam lại khác nhau. Mâm ngũ quả của người miền Bắc thường gồm: chuốibưởiđàohồngquýt  hay chuối, ớt, bưởi, quất, lê. Có thể thay thế bằng camtáolê-ki-ma,... Chuối xanh cong lên ôm lấy bưởi mang ý nghĩa đùm bọc. Nói chung, người miền Bắc không có phong tục khắt khe về mâm ngũ quả và hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu sắc.

Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm, dừa (hay dưa), đu đủxoàisung, với ngụ ý "cầu sung (túc) vừa đủ xài". Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để riêng bên cạnh. Khác với người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ chưng trái có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chúi nhủi", ngụ ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo (người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay.

Vậy là chúng ta cũng đã cùng nhau tìm hiểu về đại gia đình 5 người biểu tượng tết. Mỗi người đều có nguồn gốc, vẻ đẹp và ý nghĩa riêng nhưng chỉ khi chúng cùng nhau kết hợp lai mới tạo nên được một cái Tết trọn vẹn nhất. Cũng giống như mỗi thành viên trong gia đình vậy, mỗi người có một cá tính riêng nhưng nếu hòa hợp với nhau thì gia đình chắc chắn sẽ rất bền chặt.

Dưới đây mình xin đóng góp một vài tips nhỏ xoay quanh bài viết để các bạn có một cái tết dễ dàng hơn:

1.Cách để bảo quản thức ăn được lâu bị hỏng nhất trong ngày tết

Vào ngày tết thì đồ ăn sẽ thường bị thừa và dồn sang các ngày tiếp theo để ăn nên các mẹo nhỏ sau đây sẽ rất giúp ích để cứu nguy tủ lạnh đầy ứ của chúng ta vào ngày tết:

Không cần tủ lạnh, bạn có thể giữ thịt tươi 4-6 ngày bằng cách đắp lá ngải cứu xung quanh miếng thịt, quấn thêm một miếng vải đã ngâm giấm, và để trong chảo hoặc hộp gỗ. Đậy nắp chặt và chôn xuống đất (độ sâu khoảng 20cm). Rửa sạch thịt bằng nước trước khi nấu. Nếu có tủ đá, hãy bọc thịt trong giấy bạc rồi bỏ vào. Còn đối với bánh chúng thì hãy rán để bánh chưng không bị thiu nhé!

2.Thời điểm tốt nhất để khai bút

Ngày tốt nhất để khai bút đầu xuân Kỷ Hợi 2019 năm nay là vào ngày mùng 4 Tết, tức 8/2/2019 theo Dương lịch. Đây là ngày đẹp để tiến hành các việc liên quan tới học hành như nhập học, khai bút, nhậm chức, ngoài ra việc cưới hỏi, nhập trạch, khai trương,… cũng đều có thể diễn ra vào ngày này để mọi điều suôn sẻ, thuận lợi.

Trong ngày khai bút, gia chủ nên chọn khai bút đầu xuân vào các giờ hoàng đạo để việc học hành, công việc cả năm trôi chảy. Các giờ hoàng đạo trong ngày mùng 4 Tết là giờ Tý (Từ 23h-1h); giờ Sửu (Từ 1h-3h); giờ Mão (Từ 5h-7h); giờ Ngọ (Từ 11h-13h); giờ Thân (Từ 15h-17h) và giờ Dậu (Từ 17h-19h). Tuy nhiên, để việc khai bút trong năm mới đạt nhiều điều viên mãn, tươi sáng, gia chủ nên chọn khai bút vào các khung giờ lúc mặt trời chiếu rọi, dưới ánh đèn sáng để công việc học hành, thi cử, công việc cả năm rạng rỡ.

Một nhắc nhở nho nhỏ là nếu bạn không quá mê tín thì cứ lúc nào cảm thấy bản thân thoải mái nhất và tràn đầy năng lượng  hãy ngay lập tức ngồi vào bàn học và khai bút thôi nhé!

3.Những điều kiêng kỵ trong ngày tết

Nhiều thánh đoảng của chúng ta đã phải gặp rắc rối khi bị người lớn quở trách vì hành động vô ý của bản thân như: quét nhà vào ngày mùng 1 tết hay làm vỡ đồ trong mấy ngày tết đúng không nào? Nhưng đừng vội giận người lớn nhé vì họ quở trách cũng là có lí do cả đấy!

-Kiêng quét nhà trong 3 ngày Tết: Vì người Việt cho rằng nếu quét nhà trong 3 ngày đầu Năm mới thì Thần Tài sẽ… đi mất, tiền bạc sẽ ra khỏi nhà, mang lại điềm xấu, không may mắn cho gia đình. Do đó, ngày 30 Tết, dù bận rộn đến đâu mọi người cũng phải dọn dẹp nhà cửa, vườn tược, bàn thờ sạch sẽ trước lúc giao thừa và những ngày Tết thì mọi người phải hết sức giữ gìn nhà cửa không vứt rác bừa bãi.

 

 

Kiêng làm vỡ các đồ vật: Ông bà ta quan niệm từ “vỡ,” “bể” là những từ tạo nên sự chia cắt, đứt lìa, đó có thể là vật dụng trong nhà hoặc thậm chí là các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Do đó, người già thường khuyên con cháu trong những ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén.

Kị người khác đến xin lửa nhà mình ngày mồng Một Tết: Vì quan niệm lửa là đỏ, là may mắn nên cho người khác cái đỏ trong ngày mồng Một Tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may.

Kiêng mặc quần áo màu đen - trắng: Xu hướng của giới trẻ hiện nay thường là All Black hoặc All White, nhưng vào mấy ngày tết thì bạn nên cất chúng đi nhé Vì màu đen và trắng tượng trưng cho sự tang tóc, điều xui xẻo. Do đó, vào ngày Tết mọi người thường tránh mặc quần áo màu đen hoặc trắng. Thay vào đó, bạn hãy mặc những bộ quần áo mới với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, vàng với mong muốn một năm mới luôn gặp nhiều may mắn, vui vẻ.

Mong những điều trên đây tăng thêm hiểu biết về Tết cổ truyền của Việt Nam cho các CNT-ers. Chúc tất cả mọi người đón tết thật vui vẻ, trọn vẹn bên gia đình và bạn bè, có một năm mới tràn đầy niềm vui, thành công hơn năm trước!

 

 

 

 

 

 

 

 



 

Tác giả: Phương Ly