TRUNG THU VÒNG QUANH CHÂU Á

 

" Vầng nguyệt đêm trăng trôi hững hờ

Để ta dệt mộng viết thành thơ

Hương trà thoang thoảng bên bánh nhỏ

Quây quần sum họp trọn giấc mơ..."

 

      Khi còn là đứa trẻ loắt cha loắt choắt, ta háo hức chờ đón Tết Trung Thu vì có bánh nướng, bánh dẻo, có rước đèn, phá cỗ,... Năm tháng trôi đi. Đứa bé năm nào cũng đến lúc phải lớn khôn, ta rời xa tổ ấm thân yêu để bay đến những chân trời mới, trái tim vẫn không thôi mong ngóng đêm trăng rằm với vầng nguyệt sáng trong ấy, biểu tượng của sự đoàn viên. Cứ như thế, Trung Thu trong tâm tưởng của hàng triệu người dân Việt Nam tự bao đời luôn luôn là hồi ức ấm áp, tươi đẹp nhất.

      Vậy đã bao giờ ta tò mò tự hỏi:" Các nước bạn đón Trung Thu như thế nào nhỉ?". Liệu có giống mình, có hoa quả, bánh trái, có rước đèn, đùa vui không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng ta hãy cùng bước lên con tàu văn hóa, du ngoạn một vòng các nước châu Á nhé?

      I. Hàn Quốc

      Tết Trung Thu của Hàn Quốc có tên gọi là Chuseok hay Hangawi. Trong tiếng Hàn, " Han" là lớn, còn " gawi" chỉ ngày rằm tháng Tám. Đây là một trong ba dịp lễ lớn của đất nước, mang nhiều ý nghĩa trong nền văn hóa của dân tộc. Người dân Hàn Quốc tổ chức lễ Chuseok để tạ ơn tổ tiên vì mùa màng bội thu và chia sẻ niềm hạnh phúc của mình với bạn bè, người thân.

      Lễ Chuseok thường phải mất đến ba ngày để chuẩn bị, bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống. Từ sáng sớm, người thân trong gia đình đã quây quần bên nhau để cùng thực hiện lễ cúng gia tiên, hay còn gọi là Charye. Các món ăn được chế biến từ nguyên liệu của vụ mùa, mang mùi vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt.

 

"Các món ăn được chế biến từ nguyên liệu của vụ mùa, mang mùi vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt."

 

      Sau khi cúng bái tổ tiên, cả gia đình sẽ cùng đi viếng mộ và nhổ cỏ trên các gò chôn cất để thể hiện tấm lòng thành kính. Đây cũng là một tập tục quen thuộc của người dân Việt Nam ta trong tiết Thanh Minh đấy!

 

     " Sau khi cúng bái tổ tiên, cả gia đình sẽ cùng đi viếng mộ và nhổ cỏ trên các gò chôn cất để thể hiện tấm lòng thành kính."

      Hoàng hôn buông xuống, người dân đi dạo ngắm trăng lên hay tổ chức các trò chơi dân gian như: đấu vật( Ssireum) và tham gia điệu nhảy vòng tròn( Ganggangsullae).

 

Ssireum

 

Ganggangsullae

 

      Một yếu tố không thể thiếu, làm nên vẻ đẹp của lễ Chuseok chính là bánh Songpyeon. Songpyeon được làm từ bột gạo trộn với nước nóng rồi nhồi nhân hạt, vừng, đậu đỏ, hạt dẻ,... Sau khi hoàn thiện, bánh được bày lên lá thông tươi để giữ nguyên hình dáng. Songpyeon có vị ngọt thanh, dẻo lại mang hương thanh mát của lá thông nên được người Hàn yêu thích. Tương truyền rằng, người làm Songpyeon đẹp nhất sẽ sớm gặp được ý trung nhân hay sinh được những đứa trẻ kháu khỉnh, đáng yêu. Vì vậy không kì lạ khi trong lễ Hangawi, các chàng trai, cô gái còn độc thân luôn gắng sức mình để tạo nên thành phẩm xinh xắn, đa dạng từ màu sắc đến dáng vẻ.

 

"Songpyeon có vị ngọt thanh, dẻo lại mang hương thanh mát của lá thông nên được người Hàn yêu thích."

      II. Trung Quốc

      Đất nước Trung Quốc chính là cội nguồn của Tết Trung Thu. Chuyện kể rằng vào thời Chu, ở nước Tề có một người con gái dung mạo xấu xí nhưng lại hết lòng thờ phụng thần Mặt Trăng. Lớn lên, nhờ có tài năng xuất chúng, nàng được tuyển vào cung vua nhưng lại không được thiên tử để ý. Chỉ đến ngày rằm tháng Tám năm nọ, nhà vua đi dạo trong vườn thượng uyển, nhờ có ánh trăng soi tỏ mà nhận ra vẻ đẹp thanh khiết của cô gái, liền đem lòng yêu thương. Cô gái xấu xí năm nào cuối cùng trở thành hoàng hậu, hạnh phúc suốt đời. Kể từ đó, nhân dân bắt đầu làm lễ tế thần Mặt Trăng và chào đón mùa đông, đặc biệt là thiếu nữ trẻ tuổi mong muốn có vẻ đẹp trắng trong, thuần khiến tựa vầng nguyệt.

"ể từ đó, nhân dân bắt đầu làm lễ tế thần Mặt Trăng và chào đón mùa đông, đặc biệt là thiếu nữ trẻ tuổi mong muốn có vẻ đẹp trắng trong, thuần khiến tựa vầng nguyệt."

 

      Trung Thu bước sang giai đoạn cực thịnh vào thời nhà Đường và được duy trì từ thời Minh- Thanh đến tận ngày nay. Nhiều tục lệ thú vi như: dựng cây Trung Thu, thả đèn trời, múa lân, thắp đèn tháp,... cũng được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước để đón mừng đêm rằm.

 

     " Trung Thu bước sang giai đoạn cực thịnh vào thời nhà Đường và được duy trì từ thời Minh- Thanh đến tận ngày nay."

 

      Nhân dân Trung Hoa mượn ánh sáng trăng thu, thành tâm viết nên lời khẩn cầu của mình, thả cũng hoa đăng mong ánh nến soi đường chỉ lối đến nơi thần tiên ngự trị. Các đôi nam thanh nữ tú cùng nhau trổ tài giải câu đố mắc trên đèn lồng, thay cho lời tỏ tình còn thẹn thùng không dám nói.

 

"Nhân dân Trung Hoa mượn ánh sáng trăng thu, thành tâm viết nên lời khẩn cầu của mình, thả cũng hoa đăng mong ánh nến soi đường chỉ lối đến nơi thần tiên ngự trị."

 

      Đêm rằm còn ghi dấu ấn trong lòng người với những chiếc bánh nướng tròn trĩnh, mang ý nghĩa đoàn viên. Người làm bánh gửi gắm tâm tư, ước nguyệt của mình trong từng công đoạn. Đó là nỗi nhớ nhà, nhớ người thân hay mong ước sao cho cuộc sống luôn hạnh phúc, viên mãn. Ngày nay, bánh Trung Thu Trung Quốc tuy có màu sắc, hình dáng đa dạng, phong phú như: Hằng Ngay bay lên cung trăng, Đêm trăng ngân hà hay Tam đàn ấn nguyệt,... nhưng vẫn giữ được nét tinh tế, thanh nhã vốn có.

 

      "Đêm rằm còn ghi dấu ấn trong lòng người với những chiếc bánh nướng tròn trĩnh, mang ý nghĩa đoàn viên."

      III. NHẬT BẢN

 

 

      Giữa mùa thu, Nhật Bản đón những làn gió khô và lạnh thổi vào từ lục địa, mang đến cho đất nước mặt trời mọc bầu trời trong xanh, quang đãng, thật thích hợp để tổ chức lễ hội ngắm trăng.

 

      Otsukimi của Nhật trùng với ngày rằm tháng Tám âm lịch của nước ta." Tsukimi" mang nghĩa là" ngắm trăng", còn" O" thường được thêm vào phía trước để thể hiện sự trân trọng. . Có giả thiết cho rằng lễ Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo các đoàn đi sứ thời Đường du nhập vào từ thời Heian(794-1185). Ban đầu, Otsukimi chỉ dành cho hoàng gia, quý tộc. Chỉ đến thời Edo( 1603- 1868), lễ hội ngắm trăng mới trở nên phổ biến, phát triển thành lễ hội dân gian.

 

"Chỉ đến thời Edo( 1603- 1868), lễ hội ngắm trăng mới trở nên phổ biến, phát triển thành lễ hội dân gian."

 

      Otsukimi được tổ chức sau khi nông dân thu hoạch hoa màu mùa hạ, chuẩn bị bước vào mùa gặt lúa nước với tâm nguyện cần xin thần linh cho vụ mùa tươi tốt.

Một điểm nội bật mà chỉ Nhật Bản mới có chính lễ hội được tổ chức hai lần: 15/8 và 13/9 âm lịch( trăng sau). Người dân truyền tai nhau rằng nếu đã ngắm trăng 15 thì bắt buộc phải thưởng thức trăng đêm 13. Nếu làm trái sẽ gặp xui xẻo hoặc tai họa. Điểu kiêng kị này mang tên" Kata- tsukimi".

      Nếu như trẻ em Việt Nam đã quen thuộc với lời hát:" Nghìn năm rồi nhỉ bên gốc cây đa/ Cuội ơi em hỏi trăng non hay già" thì từ lúc mới lọt lòng, trẻ em Nhật đã được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện về chú thỏ giã bột làm bánh mochi trên cung trăng. Ngày xửa ngày xưa, Thượng Đế muốn thử thách ba con vật là khỉ, cáo và thỏ nên đã cải trang thành một ông lão già nua, xuống trần ăn xin.Khỉ nhanh nhẹn leo ngay lên cây cao, hái hoa trái ngọt lịm mời ông lão. Cáo thì đi ăn trộm đồ cúng từ các ngôi miếu mang biếu ông. Chỉ mình thỏ là không có gì cả. Nó bèn lao vào đống lửa để hiến tặng chính mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ , Thượng Đế bàn làm phép hồi sung rồi đưa nó lên Mặt trăng.

 

"Cảm động trước tấm lòng của thỏ , Thượng Đế bàn làm phép hồi sung rồi đưa nó lên Mặt trăng."

 

      Món ăn đặc trưng của Otsukimi chính là Dango- một loại bánh gạo hình tròn. Thông thường, bánh được xếp chồng lên nhau thành tầng, gồm 15 chiếc có đường kính 4,5 cm. Tuy nhiên, theo năm thường và năm nhuận, số bánh có thể được tính theo số lần trăng tròn trong năm( 12, 13 viên) hoặc giản lược còn năm viên. Vào ngày 13/9 âm lịch, người dân Nhật Bản thường bày 13 hoặc ba chiếc bánh. Dango được xếp cùng bình cỏ susuki và các loại hoa quả khác, mang đến sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình.

"Món ăn đặc trưng của Otsukimi chính là Dango- một loại bánh gạo hình tròn."

      Bốn nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam cùng hít thở chung một bầu không khí văn hóa phương Đông nên cũng có nhiều điểm tương đồng trong ngày lễ lớn của quốc gia, phải không nào? Bên cạnh đó, còn có những phong tục tập quán mới lạ khiến cho chúng ta không khỏi ồ lên thích thú.

      Trung Thu đang đến gần. Chỉ còn mấy ngày nữa thôi, ta lại được ăn bánh nướng, bánh dẻo, ngồi uống trà nghe ông bà kể chuyện ngày xửa ngày xưa, hay vi vu lượn phố cùng bố mẹ, bạn bè... Dù kế hoạch vui chơi có khác nhau, nhưng mình mong tất cả các bạn đều có một Trung Thu 2017 ngọt ngào và đáng nhớ nhé!

Nguồn ảnh: Pinterest

 

Tác giả: Bảo Trâm